Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Những người mắc phải luôn tự ti khi nói chuyện, giao tiếp với người khác nhất là ở khoảng cách gần. Nhiều người không thể phát hiện ra mình bị hôi miệng cho đến khi những người xung quanh nhắc nhở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh hôi miệng và một số phương pháp điều trị.
Nguyên nhân của bệnh hôi miệng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, có thể là hôi miệng tạm thời hoặc lâu dài. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôi miệng.

Do vi khuẩn trong miệng
Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến các vấn đề như: viêm lợi, sâu răng… Và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, kết hợp với các axit amin trong thực phẩm. Từ đó tạo nên các hợp chất lưu huỳnh có mùi.
Do tiêu thụ thực phẩm có mùi
Bạn sẽ mắc bệnh hôi miệng tạm thời khi ăn các loại thực phẩm có mùi như: tỏi, sầu riêng, hành… Hoặc sử dụng các chất làm khô miệng như: thuốc lá, rượu bia… Ngoài ra, khi ngủ việc tiết nước bọt gây nên khô miệng và khiến miệng có mùi hôi tạm thời vào buổi sáng khi thức dậy.
Do các bệnh lý và thuốc điều trị
Các bệnh như rối loạn toàn thân, các nhiễm trùng vùng mũi họng, viêm amidan, viêm xoang… cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Và những người sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc gây độc tế bào, phenothiazin, nitrite…

>>> Xem thêm: Những vấn đề bạn cần biết về bệnh hôi chân
Cách tự kiểm tra, nhận biết hôi miệng
Bạn có thể tự kiểm tra mình có mắc bệnh hôi miệng tại nhà bằng các cách đơn giản như:
– Thở vào lòng bàn tay và ngửi: nếu bạn thấy có mùi khó chịu thì có thể là dấu hiệu của bệnh hôi miệng. Nhưng cách này không chính xác tuyệt đối bởi mũi của bạn có thể bị quen mùi bản thân.
– Lấy nước bọt thoa vào lòng cổ tay và ngửi: mùi nước bọt sẽ nhận ra dễ hơn và tính chính xác cũng cao hơn so với cách trên.

Các phương pháp điều trị
Bệnh hôi miệng hoàn toàn có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào tình trạng của mỗi người. Bạn có thể tham khảo các phương pháp như:
Sử dụng kẹo cao su, nước súc miệng
Đây là cách trị hôi miệng tạm thời sau khi hút thuốc lá, ăn các thực phẩm có mùi nặng. Kẹo cao su, nước súc miệng và dung dịch xịt thơm miệng sẽ ngăn mùi hôi miệng ngay lập tức.
>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết về bệnh hôi nách
Điều trị bằng thuốc đặc trị
Thuốc đặc trị hôi miệng của lương y Dương Minh Ngọc được coi là phương thuốc đặc trị hữu hiệu trong việc chữa bệnh hôi miệng. Thuốc được điều chế bằng phương pháp đông y, an toàn và có thể trị dứt điểm hôi miệng.
Đến phòng khám nha khoa
Nếu bệnh hôi miệng là biểu hiện của các bệnh lý khác, bạn cần đến nha khoa để thăm khám và có liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng.
Phòng ngừa bệnh hôi miệng
Nếu mắc phải bệnh hôi miệng, nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới người mắc phải. Do vậy, bạn nên phòng ngừa bệnh này bằng các biện pháp sau
– Hạn chế sử dụng các thực phẩm có mùi như: hút thuốc lá, ăn hành tỏi…
– Vệ sinh khoang miệng thường xuyên: bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, dụng cụ cạo lưỡi và nước súc miệng để hạn chế hình thành mảng bám và vi khuẩn.
– Uống đủ nước: một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng là do miệng quá khô, bạn nên bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày.
Tạm kết
Hôi miệng là bệnh lý mà ai cũng có thể mắc phải. Tùy vào tình trạng khác nhau của mỗi người sẽ có biện pháp chữa trị riêng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng hôi miệng thì liên hệ ngay với lương y Dương Minh Ngọc để tìm cách chữa trị phù hợp nhé.